Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

by Tình
Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Vũ Quang, hiện nay tôi đang nuôi 2 chú chó pitbull ở nhà. Chúng được tôi huấn luyện nên ngoan ngoãn, bình thường khi đi đâu tôi đều cẩn thận nhốt và xích chúng lại. Tuy nhiên vừa rồi không may do sự bất cẩn của vợ tôi mà chúng đã chạy ra ngoài đường và tệ hơn nữa là chúng đã gây tai nạn cho một người đàn ông trung niên khi đang lái xe. Từ đây tôi băn khoăn không biết rằng, trường hợp nhà tôi thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Hãy cùng CSGT tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Bộ luật Dân sự 2015

Để chó chạy rông ngoài đường có vi phạm pháp luật không?

Ngày nay khi đi ra đường thấy chó được thả rông là điều vô cùng bình thường, điều này tưởng chừng không sao nhưng lại tiềm ẩn nhiều sự nguy hiểm cho người dân. Và để trả lời cho câu hỏi khi để cho chạy rông ngoài đường như vậy có vi phạm pháp luật hay không cần căn cứ tại khoản 2.1 mục 2 Phụ lục 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì người nuôi chó, mèo phải tuân thủ quy định như sau: Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;

Theo đó, người chủ cần rọ mõm hoặc xích giữ chó khi đưa ra nơi công cộng và cần có người dắt để đảm bảo an toàn cho người xung quanh.

Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc thả chó ra đường dẫn tới nhiều vụ tai nạn không đáng có là điều thường xuyên xảy ra, người chủ của thú cưng, vật nuôi cụ thể ở đây là chó, mèo gây thiệt hại cho người khác thì tùy theo mức độ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (quy định tại khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018). Bên cạnh đó Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau:

Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, trường hợp này nếu dẫn đến hậu quả chết người, người chủ phải bồi thường thiệt hại do súc vật mình nuôi gây ra theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trách nhiệm hình sự khi thả rông chó gây tai nạn ra sao?

Chủ vật nuôi dẫn, dắt vật nuôi của mình ra nơi công cộng, không thực hiện các quy định về đeo rọ mõm, xích khóa….dẫn đến cắn chết người. Ở đây, nếu xác minh được người chủ nuôi chó không có ý định thả chó với mong muốn gây chết người mà việc để chó chạy ra nơi công cộng và gây chết người là do sự cẩu thả, chủ quan của chủ vật nuôi thì người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Ngoài ra, Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:

– Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, thú cưng, vật nuôi gây thiệt hại cho người khác thì người chủ có thể chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ thiệt hại mà thú cưng, vật nuôi gây ra. Vì thế, hãy là một người chủ tốt, chăm sóc và sống có trách nhiệm với thú cưng, vật nuôi của mình để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Thả chó ra đường gây tai nạn sẽ bị xử phạt như thế nào? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo biểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất vui lòng liên hệ đến chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cần làm gì khi bị chó cắn?

Khi bị chó cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.
Bước 2: Băng bó vết thương: người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.
Bước 3: Tiêm phòng: Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó cắn

Dắt chó ra đường mà không đeo rọ mõm có thể bị xử phạt hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã có quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đối hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó; không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Như vậy khi đưa chó ra nơi công cộng; thì chủ chó có thể lựa chọn đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó mà không buộc phải thực hiện; cả hai hình thức là rọ mõm cho chó và xích giữ chó; nhưng phải đảm bảo luôn có người dắt đi nếu không thực hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nên làm gì khi gặp chó tấn công?

Trong trường hợp nếu chẳng may bị chó tấn công bất ngờ, có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:
– Giữ bình tĩnh và không dọa dẫm
– Đánh lạc hướng
– Đi lùi thay vì quay người bỏ chạy
Trong trường hợp xấu nhất bị chó đuổi theo và tấn công, sử dụng các biện pháp trên không được thì hãy nằm lăn ra đất, cuộn tròn mình, dùng hai tay ôm chặt che đầu và mặt. Con chó cho rằng tư thế kiểu bào thai đó thể hiện một thái độ phục tùng, đầu hàng, nó thường không cắn tiếp, có thể chỉ ngửi rồi bỏ đi.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like