Bay trong nước có cần visa không?

by Ngọc Gấm
Bay trong nước có cần visa không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc bay trong nước có cần visa không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Đối với nhiều người khi đi máy bay lần đầu để du lịch hoặc đi công tác trong nước sẽ phải tìm hiểu trước rất nhiều thông tin, trong đó phần lớn họ sẽ tìm hiểu là khi đi máy bay nội địa cần xuất trình những loại giấy tờ gì. Trong số các loại giấy tờ cần phải xuất trình khi đi máy bay nội địa tại Việt Nam có một loại giấy tờ phần lớn người Việt Nam sẽ không có như visa. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì bay trong nước có cần visa không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc bay trong nước có cần visa không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định về hợp đồng vận chuyển bằng máy bay như thế nào?

Theo quy định tại Điều 143 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sđ bs 2014 quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý như sau:

– Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá dịch vụ[50] vận chuyển.

– Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.

Quy định về vé khi đi máy bay như thế nào?

Theo quy định tại Điều 144 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sđ bs 2014 quy định về vé hành khách, thẻ hành lý như sau:

– Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:

  • Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
  • Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thỏa thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thỏa thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

– Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung cấp bản ghi thông tin đã được lưu giữ.

– Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi.

– Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Bay trong nước có cần visa không?
Bay trong nước có cần visa không?

Bay trong nước có cần visa không?

Theo quy định tại Phụ lục XIV Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định về các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi lên máy bay:

– Giấy tờ về nhân thân

  • Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)… (sau đây gọi chung là giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
  • Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
    • Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời; chứng minh thư ngoại giao do Bộ Ngoại giao cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế; thẻ thường trú, thẻ tạm trú; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Trong trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi hành khách mất hộ chiếu) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;
    • Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận. Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
  • Hành khách chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
    • Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
    • Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
  • Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất khi làm thủ tục đi tàu bay chỉ cần có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải; hành khách là người áp giải xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1 và 2 mục I của Phụ lục XIV.
  • Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Phụ lục XIV phải đảm bảo các điều kiện sau:
    • Là bản chính và còn giá trị sử dụng;
    • Đối với giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật;
    • Không chấp nhận giấy tờ tại các khoản 1, 2, 3, 4 Phụ lục XIV này nếu giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.
  • Tại các điểm bán vé cho hành khách và làm thủ tục hàng không và trên trang mạng của hãng hàng không phải niêm yết công khai quy định về các thông tin cá nhân của hành khách cần khai báo khi mua vé đi tàu bay và các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng đi tàu bay.

– Vé, thẻ lên tàu bay:

  • Khi mua vé đi tàu bay, hành khách phải cung cấp các thông tin cá nhân sau:
    • Họ và tên;
    • Ngày tháng năm sinh.
  • Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.
  • Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:
    • Số vé hoặc mã (code) của từng hành khách.
    • Họ và tên hành khách;
    • Số hiệu chuyến bay;
    • Chặng bay.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được đối với người nước ngoài khi đi bay trong nước tại Việt Nam bắt buộc phải có Visa, còn đối với người Việt Nam thì không cần thiết.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi đi máy bay nội địa

Theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sđ bs 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi đi máy bay như sau:

– Quyền của hành khách khi đi máy bay:

  • Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
  • Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
  • Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
  • Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
  • Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
  • Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá dịch vụ[56] vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
  • Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.

– Nghĩa vụ của hành khách khi đi máy bay:

  • Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
  • Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.
  • Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.

Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách nội địa

Theo quy định tại Điều 145 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sđ bs 2014 quy định về nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách như sau:

– Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thỏa thuận và giao hành lý ký gửi cho người có quyền nhận.

– Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm, chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người khuyết tật[52] hoặc cần sự chăm sóc trong quá trình vận chuyển.

– Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.

– Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định trong Điều lệ vận chuyển hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách mà không được thu bất kỳ một khoản phí liên quan nào.

– Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị hủy hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài mà không được người vận chuyển thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền bồi thường.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về thời gian người vận chuyển phải thông báo trước, thời gian chuyến bay bị chậm kéo dài và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ cho hành khách tại cảng hàng không, sân bay.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Bay trong nước có cần visa không?. CSGT tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý của mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế; giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế; dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho CSGT thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình như thế nào?

– Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc vận chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những người khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.
– Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
– Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác vận chuyển hàng không.
– Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
– Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà không làm chủ được hành vi.
– Vì lý do an ninh.
– Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Quy định về vận chuyển hành lý bay nội địa?

– Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
– Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.
– Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:
+ Vận chuyển hành lý thất lạc;
+ Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;
+ Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;
+ Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;
+ Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;
+ Các trường hợp bất khả kháng.

Quy định về thanh lý hành lý đi máy bay như thế nào?

– Hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.
– Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 142 của Luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment