Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?

by Thúy Duy
Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?

Chào CSGT, công ty của tôi có giao nhiệm vụ cho tôi về việc xin cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4. Nhưng tôi không biết phải xin ở cơ quan nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc xin giayas phép để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là điều cần thiết nếu không có sẽ bị phạt theo quy định. Vậy xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 42/2020/NĐ-CP

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Nghị định 42/2020/NĐ-CP giải thích như sau:

Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định việc phân loại hàng hóa nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí.

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

Chất lỏng dễ cháy có thể bao gồm 2 loại chủ yếu là:

+ Các chất lỏng dễ cháy: Đây là các chất lỏng được chuyên chở tại nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn điểm bắt lửa của chúng hoặc là các hợp chất được chuyên chở dưới nhiệt độ cao ở dạng lỏng và chúng sinh ra khí dễ cháy tại nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ chuyên chở lớn nhất.

+ Các chất lỏng đã bị triệt tiêu đặc tính dễ nổ: đây thực chất là các hợp chất dễ nổ nhưng đã được hòa tan hoặc pha vào nước hay các chất lỏng khác, tạo ra một hỗn hợp chất lỏng đồng nhất để triệt tiêu đặc tính dễ nổ.

Loại 4. Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5. Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)

Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

Loại 6. Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)

Nhóm 6.1: Chất độc.

Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Các chất phóng xạ được hiểu là bất cứ vật liệu có chứa phóng xạ nào mà cả độ phóng xạ đã làm giàu hoặc độ phóng xạ tuyệt đối thể hiện trong khai báo gửi hàng đều vượt quá giá trị đã được ấn định theo các mục từ 2.7.7.2.1 đến 2.7.7.2.6 trong IMDG Code.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Đây chính là các chất có khả năng làm hư hỏng, thậm chí phá hủy các vật liệu, hàng hóa khác hay phương tiện vận chuyển nếu có sự rò rỉ hoặc tiếp xúc do các phản ứng hóa học gây nên.

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?
Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Căn cứ Điều 9 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:

  1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
  2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
  3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).

2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.

4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.

5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:

a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;

b) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;

c) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;

d) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;

đ) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.

Như vậy, theo quy định bên trên muốn xin Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 thì liên hệ Bộ Công an.

Thời hạn của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo từng chuyến hàng là bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP thời hạn của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định:

1. Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

a) Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;

b) Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;

c) Hành trình, lịch trình vận chuyển;

d) Thời hạn của giấy phép.

Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.

2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.

3. Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Theo đó, Thời hạn của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo từng chuyến hàng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 4 ở cơ quan nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Dịch vụ công chứng tại nhà, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn không?

Theo quy định thì người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.

Người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm có bị phạt?

Hành vi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; nếu gây ô nhiễm môi trường thì buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có bị tước giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?

Ngoài việc bị phạt hành chính thì còn có hình phạt bổ sung như sau:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm
b) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi vi phạm
c) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment