Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?

by Thúy Duy
Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?

Chào CSGT, ở trên đường vào buổi tối thường có một số thanh niên tụ tập tổ chức bốc đầu xe gây nguy hiểm cho người đi đường và cả người dân xung quanh. Hành vi này khiến ai nấy cũng đều bức xúc, bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hành vi bốc đầu xe ngoài gây nguy hiểm cho mọi người còn chả cả bản thân người lái xe. Đừng vì một phút thể hiện mà trả giá bằng cả tính mạng. Việc bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Hành vi bốc đầu xe máy bị xử phạt như thế nào?

Thời gian vừa qua các hành vi bốc đầu xe máy được người dân phát giác và báo cho các lực lượng chức năng xử lý triệt để.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi “bốc đầu” xe, nghĩa là điều khiển xe bằng một bánh đối với xe hai bánh hoặc điều khiển xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh, mức xử phạt cụ thể như sau: Tại Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với

Hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Việc xử phạt hành vi bốc đầu xe không chỉ đặt ra đối với xe máy mà ngay cả người đi xe đạp, xe đạp điện có hành vi bốc đầu cũng bị xử lý với mức phạt 200.000 – 300.000 đồng. 

Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?

Căn cứ Điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

Đồng thời, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định này quy định: Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

Như vậy, đối với hành vi mà bốc đầu xe máy (mô tô) nhiều lần sẽ bị tịch thu xe theo quy định nêu trên. Đừng vì một phút thể hiện bản thân với người khác mà gây nguy hiểm mà còn làm hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người trở nên xấu đi. Hãy làm người chấp hành các quy định của pháp luật thật tốt.

Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?
Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?

Bốc đầu xe máy đăng Facebook có bị phạt vi phạm?

Hành vi bốc đầu xe máy thường được dân tổ lái thực hiện nhằm khoe mẽ, ra oai trước mặt bạn bè về kỹ thuật lái xe. Thậm chí để phô trương hơn, những người này còn đăng tải clip ghi lại hình ảnh bốc đầu xe lên mạng xã hội Facebook.

Việc đăng clip này trên trang Facebook cá nhân có thể khiến người thực hiện hành vi bốc đầu xe bị CSGT mời lên làm việc để xử lý hành vi vi phạm.

Bởi theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT được phép tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ các nguồn sau:

a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Như vậy, CSGT có quyền sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm.

Theo khoản 5 Điều 24 Thông tư 65, sau khi tiếp nhận hình ảnh, video, CSGT sẽ tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính bằng cách xác minh thông tin về chủ phương tiện; gửi thông báo mời người điều khiển đến cơ quan CSGT để làm rõ hoặc mời người đăng tải hình ảnh, video đến làm việc để cung cấp thêm thông tin.

Nếu xác định có hành vi vi vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi bốc đầu xe máy.

Như vậy, dù không trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm nhưng nếu có hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội thì CSGT vẫn được xử phạt người vi phạm.

Theo đó, người bốc đầu xe máy khoe Facebook cũng phải đối mặt với mức phạt từ 06 – 08 triệu đồng, thậm chí người này có thể bị phạt cao nhất đến 14 triệu đồng khi gây tai nạn.

Vấn nạn bốc đầu nguyên do là đâu?

Dường như, người lớn đang bỏ quên việc giáo dục giới trẻ. Cha mẹ phó mặc con cái cho nhà trường dạy dỗ, trong khi trường học mải mê chạy đua thành tích, chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức cho học sinh thay vì để ý đến xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Thật khó để trách các em ở độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý bất ổn và dễ bị ảnh hưởng nhận thức lệch lạc từ xã hội khi những người lớn xung quanh trốn tránh trách nhiệm của mình. Để rồi khi sự việc không hay xảy ra, con em sa ngã, tất cả lại đổ lỗi quanh co và tìm đường thoái thác. Một thực tế vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện đại.

Do vậy, muốn cải thiện tình hình, giảm số lượng thanh thiếu niên đua xe, bốc đầu, gây mất trật tự, an ninh xã hội, theo tôi, trước tiên cần sự thay đổi quyết liệt từ nhận thức của những người lớn, mà cụ thể là gia đình và nhà trường. Nếu không có người định hướng từ sớm, việc các em dễ dàng chệch đường, trở thành thành phần bất hảo cũng là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, cũng cần những chế tài pháp luật mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để răn đe thế hệ trẻ vi phạm luật pháp. Hiện nay, mức phạt dành cho các thanh, thiếu niên vi phạm Luật Giao thông vẫn còn khá nhẹ, chủ yếu dừng lại ở việc xử phạt hành chính vài trăm đến vài triệu đồng, tạm giữ phương tiện một thời gian ngắn. Mọi chuyện hầu như được giải quyết nhanh gọn khi các em có cha mẹ, người thân đến bảo lãnh, nộp phạt hộ. Chính điều này vô tình khiến các bạn trẻ thêm thờ ơ, lỳ lợm, không biết sợ, không nhận thức được sai phạm của mình, và dễ dàng tái phạm sau đó.

Để đảm bảo tính răn đe, đem lại hiệu quả giáo dục nhận thức cho giới trẻ, chúng ta cần những chế tài xử lý mạnh hơn nữa, không chỉ là tăng mức phạt hành chính mà còn phải kết hợp tịch thu phương tiện với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần; áp dụng hình thức lao động công ích cho trẻ vị thành niên; yêu cầu gia đình phải ký cam kết quản thúc, giáo dục lại con em mình, nếu không làm được sẽ phải chịu xử lý chung; đề nghị các trường học phải có hình thức kỷ luật khi học sinh vi phạm giao thông (hạ hạnh kiểm, không cho lên lớp), đồng thời giao cho giáo viên phụ trách phải có biện pháp giáo dục lại học sinh của mình…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Bốc đầu xe máy nhiều lần có bị tịch thu xe hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Dịch vụ công chứng tại nhà, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bốc đầu xe máy gây tai nạn giao thông bị xử lý ra sao?

Theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với hành vi “bốc đầu”, nghĩa là điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh có thể bị xử lý với mức cao nhất lên tới 14.000.000 đồng nếu như người điều khiển xe thực hiện hành vi trên gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thực hiện nhiệm vụ ( lực lượng cảnh sát giao thông, cơ động…).

Mức phạt với người dưới 18 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng là bao nhiêu?

Nếu người người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đi xe lạng lách, đánh võng sẽ không bị phạt tiền.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm sẽ bị phạt không quá 06 triệu đồng nếu điều khiển ô tô; không quá 04 triệu đồng khi điều khiển xe máy; không quá 200.000 đồng khi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng.

Thời hạn giam xe khi bị bắt vì lỗi bốc đầu xe?

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Khoản 8, Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment