Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc theo quy định của pháp luật?

by Thúy Duy
Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc?

Chào CSGT, tôi có một người bạn chạy xe đầu kéo nhưng chạy đã lâu mà không biết tường tận về việc nhận dạng biển số của xe rơ moóc? Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc như thế nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hẳn là ai cũng đã từng thấy qua xe đầu kéo tuy nhiên không phải ai cũng biết được đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe Rơ moóc là gì?

Xe rơ moóc là một là một tên gọi khác của xe đầu kéo, đây là một loại phương tiện có kết cấu để sao cho phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ của phương tiện không đặt lên xe đầu kéo. Là một loại xe mà người ta thường sử dụng để vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại xe này sử dụng 2 bộ phận tách rời nhau là kéo rơ móc và sơ mi rơ mooc.

Các dạng xe Rơ moóc phổ biến hiện nay:

Rơ mooc chở khách (Bus Trailer):

  • Là loại xe là loại phương tiện có kết cấu để sao cho phần chủ yêu của khối lượng toàn bộ của phương tiện không đặt lên xe đầu kéo. Sơ mi rơ moóc có bánh xe phụ cũng được coi là rơ moóc.

Rơ moóc chở hàng (General purpose trailer):

  • Rơ moóc chở hàng là loại Rơ moóc có kết cấu và trang bị dùng để chở hàng.

Rơmooc kiểu caravan(caravan):

  • Rơmooc kiểu Caravan là loại xe rơ moóc được thiết kế để làm nhà ở lưu động.

Rơ moóc chuyên dụng (Special trailer):

  • Rơ moóc chuyên dụng là loại xe Rơ mooc có kết cấu và trang bị được dùng, chỉ để chuyên chở người hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt, chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt.

Để lái xe kéo có rơmooc cần bằng lái xe hạng gì?

Tùy vào trọng tải của từng loại xe mà người dùng sử dụng bằng cho phù hợp. Để có thể lái được tất cả các loại xe rơ moóc thì bạn cần phải sử dụng bằng lái xe hạng F. Muốn nâng hạng lên bằng F điều kiện bạn cần phải có các loại bằng B2, C, D và E, ngoài ra bạn cần có 3 năm kinh nghiệm. Khi sở hữu bằng này, bạn sẽ lại được xe kéo rơ moóc có tải trọng là 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa. Ngoài ra:

  • Bằng lái xe hạng FB2, sẽ điều khiển được xe ô tô được quy định tại hạng B2 có thêm xe rơ moóc.
  • Bằng lái xe FC điều khiển được xe ô tô quy định tại hạng C có kéo thêm rơ moóc, các loại ô tô đầu kéo và có kéo thêm sơ mi rơ moóc.
  • Hơn nữa, bằng lái xe hạng FD lái được những xe quy định tại hạng D có kéo rơ moóc.
  • Bằng lái xe hạng FD là một trong những loại bằng lái xe cao nhất. Những người sở hữu bằng lái này sẽ được lái xe quy định tại hạng E và có kéo thêm rơ moóc.

Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc?

Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về biển số xe như sau:

  • Biển số của rơmoóc, sơmi rơmoóc gồm:
  • 1 biển gắn phía sau thành xe;
  • Kích thước: Chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;
  • Cách bố trí chữ và số trên biển số như biển số xe ô tô trong nước.

Như vậy, trên đây là đặc điểm nhận biết rõ nhất về biển số xe rơmoóc theo quy định pháp luật điều chỉnh về biển số các loại phương tiện giao thông.

Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc?
Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc?

Rơ moóc được kéo bởi ô tô có phải đổi biển vàng?

Rơ moóc và sơ mi rơ moóc là loại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết cấu và trang bị dùng để chở người hoặc hàng hóa và được kéo bởi một ô tô; Tổ hợp ô tô – rơ moóc là sự kết hợp của một ô tô với một hoặc nhiều rơ moóc độc lập, được nối với nhau bằng thanh kéo. Đối với mỗi rơ moóc được kéo theo có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường riêng và có ghi tải trọng của từng phương tiện.

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.

Thông tư 58/2020/TT-BCA, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2020 (thay thế cho Thông tư 15/2014) quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo đó quy định toàn bộ các xe kinh doanh vận tải sẽ phải đổi sang biển số màu vàng, kể cả những xe taxi công nghệ như Grab, Be, FastGo…

Đồng thời, Thông tư 58 cũng quy định thay đổi về kích thước của biển số ô-tô. Theo đó, ô-tô rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc trong nước hoặc có kết cấu tương tự được lắp ráp trong nước sẽ được gắn hai biển số ngắn với kích thước mới có chiều cao là 165 mm, chiều dài là 330 mm.

Mức phạt người điều khiển xe sơ mi rơ moóc không gắn biển số

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô

tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3; Khoản 4; Điểm e Khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng có sao không?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
    b) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
    c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, rơ moóc và sơ mi rơ moóc được kéo theo).
  2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
    b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
    d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
    đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.”

Như vậy việc điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) quá niên hạn sử dụng bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đặc điểm nhận dạng biển số của xe rơmoóc?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Dịch vụ công chứng tại nhà, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người điều khiển xe sơ mi rơ moóc không có đăng ký xe bị xử phạt như thế nào?

Người điều khiển xe sơ mi rơ moóc không có giấy đăng ký xe sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm ra sao?

Ngoài phạt hành chính ra đồng thời còn bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Trường hợp không có Giấy đăng ký xe mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Xe rơ moóc dùng biển số giả có bị phạt?

Người điều khiển xe có hành vi sử dụng biển số giả có thể bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng đối với xe ô tô và các loại xe tương tự, cao nhất 1 triệu đồng đồng đối với xe mô tô, xe gắn máy…

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment