Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?

by Thúy Duy
Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?

Chào CSGT, tôi đã làm nghề lái tàu lâu năm có một lần tôi nhìn thấy một người vi phạm về việc sử dụng hoa tiêu dẫn đường của đường thủy nội địa khi chưa đủ bằng cấp. Tôi muốn hiểu hơn về mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa? Mong được tư vấn.

Chào bạn, tàu nước ngoài nếu muốn rời cảng đường thủy nội địa thì phải bắt buộc có hoa tiêu dẫn đường nếu không sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ về mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Hoa tiêu đường thủy nội địa là gì?

Theo khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Hoa tiêu đường thuỷ nội địa (sau đây gọi là hoa tiêu) là người tư vấn, giúp thuyền trưởng điều khiển phương tiện hành trình an toàn.

Chế độ hoa tiêu dẫn đường của phương tiện thủy nội địa

Theo đó, Thông tư 50/2014/TT-BGTVT quy định phương tiện thủy nước ngoài khi hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc vào và rời cảng thủy nội địa bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn đường. Phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam khi vào và rời cảng nội địa có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường nếu thấy cần thiết. Việc dẫn đường do hoa tiêu hàng hải thực hiện. Yêu cầu về thời gian cung cấp hoa tiêu dẫn đường như sau:

Trừ các trường hợp khẩn cấp phải xin hoa tiêu dẫn đường để phòng ngừa tai nạn, việc yêu cầu hoa tiêu phải thông báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan chậm nhất 06 giờ trước khi dự kiến đón hoa tiêu.

  • Nếu sau khi xin hoa tiêu mà muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu, thì phải báo cho Cảng vụ và tổ chức hoa tiêu liên quan biết ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.
  • Hoa tiêu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đã thỏa thuận không quá 04 giờ kể từ thời điểm đã dự kiến đón hoa tiêu lên tàu, nếu quá thời hạn này thì việc xin hoa tiêu coi như bị hủy bỏ và thuyền trưởng phải trả tiền chờ đợi của hoa tiêu theo quy định.
  • Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu xin hoa tiêu, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho Cảng vụ, chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu sẽ lên tàu. Nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà buộc tàu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì tổ chức hoa tiêu đó phải trả tiền chờ đợi của tàu theo quy định.

Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?

Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

Xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện giao thông đường thủy

Căn cứ Điều 39 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện không treo cờ hiệu hoặc không sử dụng đèn hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu;

b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu biết về đặc điểm và tính năng điều động của phương tiện;

c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu hoặc không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời phương tiện;

d) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng;

đ) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo quy định.

Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?
Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?

Xử phạt vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 40 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;

b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;

c) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ Đường thủy nội địa;

d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa;

đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện, tàu biển nước ngoài khi chưa được phép của thuyền trưởng;

e) Từ chối dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc tổ chức hoa tiêu về việc từ chối dẫn phương tiện;

g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Dần phương tiện, tàu biển nước ngoài trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;

b) Ép buộc thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn luồng tại khu vực không phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc;

c) Tự ý dẫn phương tiện, tàu biển nước ngoài không đúng tuyến luồng đường thủy nội địa đã được công bố;

d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa;

đ) Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.

Như vậy trên đây là nội dung về mức phạt xử lý vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa.

Nước ta là nước giáp biển và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, do vậy giao thông đường thuỷ nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

Xử phạt vi phạm quy định khi có hoạt động thanh tra, kiểm tra phương tiện đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 41 Nghị định 139/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc báo cáo, kê khai, khai báo hoặc báo cáo, kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

b) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo hiệu lệnh của người có thẩm quyền;

c) Không xuất trình hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài việc xuất trình giấy tờ của phương tiện, của thuyền viên hoặc người lái phương tiện, hàng hóa khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

d) Không đưa hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian đưa phương tiện về nơi xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

đ) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người có thẩm quyền;

e) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

g) Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện, nhà kho, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong; tạm giữ hoặc tẩu tán tài liệu, tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người có thẩm quyền;

c) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền;

d) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người có thẩm quyền để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mức xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa;
b) Điều khiển phương tiện không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.”

Tổ chức, tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa có bị tước giấy phép?

Theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này;
– Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
– Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.

Phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa có phải đăng ký, đăng kiểm không?

Điều 1 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT của  Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa quy định phương tiện thủy nội địa của tổ chức, cá nhân đưa vào hoạt động trên đường thủy nội địa phải được đăng ký trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè.
Điều 1 Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện thủy nội địa. Không áp dụng đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người; bè.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment