Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?

by Thúy Duy
Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?

Chào CSGT, tôi có một người bạn là người nước ngoài và do thấy tôi ngỏ ý muốn mua chiếc tàu khách của bạn tôi nên đã đồng ý bán. Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, ngày nay, tuy giao thông vận tải phát triển nhanh chóng nhưng vận tải bằng đường biển đóng vai trò quan trọng, đảm nhiệm trên 90% lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các nước. Vậy mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Tàu biển Việt Nam là gì?

Tàu biển Việt Nam là tàu biển thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam, tổ chức Việt Nam, tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam và của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc tàu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã được phép đăng kí tại Việt Nam.

Tàu biển Việt Nam phải đăng kí vào Sổ đăng kí tàu biển quốc gia của Việt Nam. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí, tàu biến được cấp Giấy chứng nhận đăng kí tàu biển của Việt Nam. Giấy này đồng thời là bằng chứng về quốc tịch Việt Nam của tàu.

Những loại tàu biển nào phải được đăng ký?

Theo quy định của pháp luật thì: Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về những loại tàu biển phải đăng ký thì tại Khoản 1 Điều 19 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định bao gồm:

+ Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;

+ Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;

+ Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.

Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?
Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?

Trách nhiệm của chủ tàu trong việc đăng ký tàu biển tại Việt Nam được quy định thế nào?

Ngoài ra, tại Điều 22 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam như sau:

  • Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
  • Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định.
  • Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
  • Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó.
  • Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
  • Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu.

Tàu khách nước ngoài đã sử dụng được 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Hàng Hải 2015 quy định về điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam như sau:

  • Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
  • Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
  • Tên gọi riêng của tàu biển;
  • Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
  • Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
  • Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
  • Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về giới hạn tuổi tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam như sau:
1. Tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam được thực hiện theo quy định sau:
a) Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn: Không quá 10 năm;
b) Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động: Không quá 15 năm;
c) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định nhưng không quá 20 năm và chỉ áp dụng đối với các loại tàu: Chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi.
2. Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài, thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
3. Giới hạn về tuổi tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam để đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài theo hình thức cho thuê tàu trần.
4. Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp đã đề cập thì một trong những điều kiện mà để bạn đăng ký tàu biển đối với tàu nước ngoài đăng ký lại tại Việt Nam là phải có độ tuổi tàu khách không quá 10 năm. Do đó, trường hợp tàu biển được sử dụng 10 năm vẫn đủ điều kiện về tuổi tàu để đăng ký. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam còn lại được quy định phía trên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mua tàu khách nước ngoài đã sử dụng 10 năm có được đăng ký lại tại Việt Nam không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có được mang cờ quốc tịch nước ngoài không?

Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài nếu thỏa mãn các điều kiện và thực hiện thủ tục đăng ký theo luật định.

Tàu biển không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc không treo cờ quốc tịch bị xử lý như thế nào?

Theo đó, đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc không treo cờ quốc tịch có thể bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng bị buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định đây là mức phạt đối với cá nhân, còn với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi.

Thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên?

Tại Điều 63 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có quy định về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên như sau:
– Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
– Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
– Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
– Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment