Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?

by Thúy Duy
Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?

Chào CSGT, hôm qua tôi bị rơi mất ví tiền có chưa giấy tờ cá nhân của mình và giấy phép lái xe. Tôi muốn biết có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông trong khi chờ làm lại giấy phép lái xe của mình? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hẳn là ai cũng biết giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông. Để hiểu rõ về vấn đề có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Giấy phép lái xe được quy định như thế nào?

Theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:

Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

– Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
  • Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?
Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?

Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?

Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo như quy định như trên thì khi tham gia giao thông, bắt buộc người điều khiển xe phải mang theo giấy phép lái xe (bằng lái). Cũng theo trên thì pháp luật không quy định về việc dùng những loại giấy tờ khác thay thế giấy phép lái xe.

Bằng lái ô tô có thay thế được bằng lái xe máy không?

Khi tham gia giao thông, không ít người lái có thói quen sử dụng bằng lái xe ô tô để thay thế khi điều khiển xe máy. Tuy nhiên, xe máy và ô tô là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau nên khi điều khiển loại phương tiện nào, người điều khiển phải có bằng lái phù hợp với loại xe đó, không thể dùng giấy phép lái xe ô tô thay cho giấy phép lái xe máy được. Vì vậy kể cả người điều khiển đã có GPLX ô tô thì cũng phải mang theo bằng lái xe máy khi điều khiển loại phương tiện giao thông này.

Căn cứ theo khoản 1, Điều 58 Luật Giao thông Đường bộ quy định, người lái khi tham gia giao thông phải đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe theo quy định, độ tuổi và có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Nếu điều khiển xe máy và chỉ mang theo bằng lái xe ô tô sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có GPLX bị xử phạt như sau:

  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Nhưng trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi “không mang GPLX”.

Do đó mức phạt đối với người điều khiển phương tiện không mang GPLX sẽ phạt tiền từ 100,000 – 200,000 đồng, trừ trường hợp sau:

  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia: Phạt tiền từ 800 – 1.200 ngàn đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
  • Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia: Phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có bao nhiêu loại giấy có thể thay thế cho giấy phép lái xe khi tham gia giao thông?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bị tước giấy phép lái xe thì có được tham gia giao thông hay không?

Bị tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Sinh viên nước ngoài có được đăng ký học bằng lái xe máy không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo đó người nước ngoài muốn học lái xe ở Việt Nam thì thỏa mãn các điều kiện được quy định sau:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định;
Như vậy, nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được học lái xe tại Việt Nam.

GPLX do ngành công an cấp được đổi sang giấy phép lái xe dân sự không?

Căn cứ Điểm đ Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định đối tượng được đổi giấy phép lái xe:
Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe. Điều kiện là giấy phép lái xe vẫn còn thời hạn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment